Nhiệt miệng trong kỳ kinh nguyệt- Khi nỗi đau nhân đôi

24/11/2020 09:09

Kinh nguyệt vốn là thời điểm không hề dễ chịu đối với hội chị em. Vào lúc này, khó khăn dường như sẽ nhân đôi nếu chị em còn phải chịu đựng sự đau nhức và khó chịu của những nốt nhiệt miệng. Vậy tại sao phụ nữ hay bị nhiệt miệng khi đến kỳ kinh nguyệt và cách nào để giúp phái đẹp thoát khỏi 'cơn ác mộng' của tình trạng này?

Vì sao phụ nữ hay bị nhiệt miệng khi đến chu kỳ kinh nguyệt?

Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng nhiệt miệng trong chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi nội tiết tố ở phái nữ. Sự thay đổi nội tiết tố mỗi trước, trong và sau chu kỳ khiến thân nhiệt chị em tăng lên hoặc giảm xuống một cách không kiểm soát được. Điều này có thể gây ra các vết loét nhiệt miệng.

Bệnh sẽ bắt đầu bằng cảm giác ngứa hoặc nóng tại vùng sắp bị viêm loét. Sau vài ngày các đốm đỏ hình thành, sưng lên và loét ra. Vết loét thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Kích thước vết loét có thể rộng hoặc hẹp, có thể có 1 hoặc nhiều vết và thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng.

“Cơn ác mộng” của mọi chị em khi nhiệt miệng ghé thăm cùng kỳ kinh nguyệt

Vào chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ gặp phải không ít khó chịu hành hạ như tình trạng đau lưng, đau bụng, nhức mỏi khắp người do nội tiết tố thay đổi khiến sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn.

 

Vừa đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt vừa đau nhức do vết nhiệt miệng có lẽ là cơn ác mộng của bất kỳ cô gái nào (ảnh minh họa)

Nếu lúc này đây, nhiệt miệng xuất hiện sẽ khiến chị em khổ sở nhân đôi. Bệnh không nguy hiểm nhưng thường kéo dài từng đợt, rất đau đớn trong khoang miệng, đặc biệt là khi ăn uống và giao tiếp, khiến người bệnh cảm giác bức bối và căng thẳng hơn. Đôi khi, vết loét nhiệt miệng còn hành người bệnh viêm sốt và phải tìm đến các cơ sở y tế.

Vì vậy, nếu phái đẹp bị nhiệt miệng khi đến kỳ kinh nguyệt, nhất định phải tìm biện pháp hữu hiệu để điều trị ngay, nhằm giảm thiểu những khó chịu và khó khăn gặp phải trong thời điểm nhạy cảm này.

Để bệnh nhiệt miệng không còn làm phiền chị em vào kỳ nguyệt san

Vì những lý do trên, việc tìm giải pháp điều trị nhiệt miệng là cần thiết, không những giúp nhanh lành nốt nhiệt miệng mà còn có tác dụng xoa dịu tâm trạng bí bách và giải tỏa căng thẳng do những cơn đau mang lại.

Có nhiều biện pháp điều trị nhiệt miệng từ dân gian đến y học hiện đại. Theo ThS.BSCK1 Cao Thị Lan Hương - Giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch:“Khi bị loét áp tơ hay còn gọi là nhiệt miệng, người bệnh nên dùng thuốc dạng Gel bôi trực tiếp có chứa thành phần như Lidocain và dịch chiết xuất từ hoa cúc.”

Với các vết nhiệt miệng lành tính, các thuốc dạng Gel bôi tại chỗ bám vào vết loét và tác động hiệu quả hơn các dạng khác, giúp giảm đau nhanh, tăng tốc độ lành vết loét, đặc biệt có lợi với đối tượng nhạy cảm là phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, trẻ em hay người lớn tuổi. Ngoài ra, tác dụng cộng hợp của Lidocain và dịch chiết xuất từ hoa cúc giúp nhân đôi hiệu quả giảm đau, kháng viêm điều trị các vết loét nhiệt miệng hiệu quả.

Dịch chiết xuất từ hoa cúc có trong Gel bôi điều trị nhiệt miệng có tác dụng kháng viêm, kích thích vết loét mau lành (ảnh minh họa)

Bên cạnh việc dùng dược phẩm, các chị em nên kết hợp thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ dưới đây để không chỉ giảm tình trạng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt và thoát khỏi những vết loét nhiệt miệng:

- Trong giai đoạn này, các chị em nên bổ sung thêm các thực phẩm như: đậu, rau xanh, bơ, cá hồi, sữa chua, v.v…. Ngoài ra, cần uống thật nhiều nước.

- Để giảm đau hoặc nhức mỏi cơ thể, cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng trên vùng đang có triệu chứng này.

- Chị em nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh các hoạt động mạnh. Ngoài ra, nên sắp xếp ngủ đủ giấc, giữ ấm cơ thể và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng thường xuyên.

Bạn đang đọc bài viết "Nhiệt miệng trong kỳ kinh nguyệt- Khi nỗi đau nhân đôi" tại chuyên mục Phụ nữ - Làm đẹp. Thông tin liên hệ hotline: 0903.636.778 ; Email: toasoan.arttimes@gmail.com