Tên gọi phổ biến ở miền Trung - Nam nhưng hiếm thấy ở miền Bắc, nguyên nhân đằng sau gây bất ngờ

19/07/2023 16:16

Có một số cái tên có thể thường xuyên bắt gặp ở miền Trung và miền Nam nhưng lại hiếm thấy xuất hiện ở miền Bắc.

Ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam có nhiều nét văn hóa không giống nhau, rõ ràng nhất chính là âm sắc giọng nói và các từ ngữ đặc trưng mang tính địa phương. Đó cũng là lý do trong cách đặt tên của người dân 2 miền có nhiều sự khác biệt. Đáng chú ý, có một tên gọi rất thông dụng ở miền Nam, miền Trung nhưng ở miền Bắc lại hiếm khi bắt gặp, đó là tên gọi "Út". 

tenut3-1689758132.jpg
Ca sĩ Út Nhị khá nổi tiếng ở miền Tây

Không chỉ dùng làm tên thân mật ở nhà, nhiều bậc phụ huynh miền Trung và miền Nam còn dùng từ "Út" làm tên khai sinh hoặc tên đệm cho con cái của mình. Ngoài cách đặt họ + tên đệm (thường là Thị) + Út thì người dân của 2 miền này còn rất chuộng dùng từ "Út" làm đệm, một số cái tên phổ biến có thể kể đến như Út Lan, Út Quyên, Út Hiền, Út Phương,... 

"Út" chỉ người thường được hiểu là người sau cùng hoặc nhỏ tuổi nhất trong hàng vai vế trong nhà như con út, em út, cháu út, mợ út, cậu út,...Khi dùng từ "Út" để đặt tên cho con cái, phụ huynh ngoài việc "đánh dấu" đứa con nhỏ nhất thì còn thể hiện mong muốn con cái khi lớn lên sẽ luôn được bao bọc, chở che, đi tới đâu cũng được yêu thương, có "quý nhân phù trợ". 

tenut2-1689758132.jpg
Ảnh minh họa

Ngoài tên "Út" ra thì người miền Nam và miền Trung còn thường gọi anh cả, chị cả trong nhà là anh hai, mợ hai và cũng có nhiều trường hợp từ "Hai" được đưa vào trong tên khai sinh. Từ cả có nghĩa là lớn, to lớn, trong gia đình, họ hàng chỉ người đầu tiên, lớn tuổi nhất trong 1 hàng vai vế, ví dụ như anh cả, chị cả, bác cả, mợ cả,... Tương tự, ở miền Nam hoặc miền Trung sẽ là anh hai, chị hai, bác hai, mợ hai,... Cách gọi "hai" được cho là xuất phát từ thời Nguyễn, vì vua Gia Long quá tiếc thương người vợ là Tống Thị Lan và con trai cả là Nguyễn Phúc Cảnh (Hoàng tử Cảnh) nên dành vị trí "cả" để tưởng nhớ con trai, từ đó trong dân gian không ai dám gọi con lớn là con cả nữa. Cũng có người lý giải người miền Nam kị từ "Cả" là vì kiêng kỵ trùng với cách gọi “Hương Cả” - một chức vụ đứng đầu ở làng, xã thời Pháp thuộc...

Bạn đang đọc bài viết "Tên gọi phổ biến ở miền Trung - Nam nhưng hiếm thấy ở miền Bắc, nguyên nhân đằng sau gây bất ngờ" tại chuyên mục Đời sống. Thông tin liên hệ hotline: 0903.636.778 ; Email: toasoan.arttimes@gmail.com