'Cỗ máy giải rượu' giúp đào thải cồn, cứu sống 3 triệu người mỗi năm

Nỗi lo về việc bị say xỉn sau khi uống rượu bia sẽ không còn nữa khi các nhà khoa học đã phát minh ra 'cỗ máy giải rượu'. Nó có thể cứu sống hơn 3 triệu người mỗi năm.

 

Mới đây, một nhà khoa học người Canada tuyên bố đã phát minh ra một cỗ máy giúp bạn tăng tốc quá trình chất cồn có thể được đào thải qua phổi và đi ra thông qua hơi thở

Thử nghiệm trên 5 tình nguyện viên uống vodka cho thấy họ có thể thở ra rượu nhanh hơn gấp 3 lần sau 30 phút sử dụng "cỗ máy giải rượu". Các nhà khoa học hy vọng chiếc máy này có thể cứu sống những bệnh nhân ngộ độc rượu nặng.

Khi bạn đã uống quá nhiều rượu, máu của bạn sẽ bão hòa với chất cồn, trong khi chúng vẫn phải làm nhiệm vụ đi tới phổi để trao đổi oxy và CO2. Là một chất dễ bay hơi, cồn sẽ theo CO2 đi qua màng phổi và thoát khỏi cơ thể khi bạn thở. Đó là lý do tại sao hơi thở của những người uống rượu sẽ có mùi rượu.

Vậy liệu có cách nào giúp bạn thở ra cồn mà không bị mất quá nhiều CO2 hay không? Fisher đã ấp ủ ý tưởng này và chế tạo ra một thiết bị giúp bạn làm điều đó. Chiếc máy đơn giản là một chiếc mặt nạ dưỡng khí được nối với nguồn cung cấp oxy và CO2.

Hỗn hợp các loại khí này khi hít vào sẽ khiến người đeo hô hấp nhanh hơn, trong khi lượng CO2 bù vào có thể đánh lừa cơ thể rằng nó vẫn có đủ CO2, tránh hiện tượng khó chịu hoặc ngất xỉu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rượu bia là nguyên nhân của hơn 200 tình trạng bệnh tật, tai nạn giao thông và thương tích có thể tránh khỏi. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người tử vong do ngộ độc rượu và các tác hại từ rượu bia.

Vậy say rượu thực chất là gi dưới góc nhìn khoa học?

Các thành phần của não bộ.

Phản ứng của cơ thể khi bị say rượu.

Dấu hiệu của cơ thể khi đang say rượu.

Vậy mỗi người uống bao nhiêu rượu thì bị say?

Cỗ máy của Fisher bây giờ có thể trở thành một can thiệp hữu ích để giảm nồng độ ethanol trong cơ thể những người bị ngộ độc rượu xuống dưới ngưỡng gây chết. Đối với những trường hợp ngộ độc methanol, Fisher cỗ máy còn tỏ ra hiệu quả hơn khi methanol được đào thải qua phổi còn mạnh hơn ethanol.