Việt Nam tạo nên lịch sử khi chính thức tiến vào lĩnh vực đang tạo địa chấn toàn cầu

22/07/2023 13:58

70.000 tấn ‘vàng lỏng’ đã được Việt Nam đón về hiện đang gây sốt khắp nơi trên châu lục.

 

Ngày 18/7, Tổng công ty Khí Việt Nam đã hoàn thành việc tiếp nhận 70.000 tấn khí thiên nhiên hóa lỏng đầu tiên về nước. Một dấu mốc quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng xanh, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

a-13-1690009038.PNG
 

Con tàu mang quốc tịch hy Lạp mang gần 70.000 tấn LNG đến bến cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu hôm 10/7. Nói về chủ đề đang gây sốt này, hãng thông tấn của Nga đã nhấn mạnh Việt nam ‘đã mua lô khí LNG đầu tiên trong lịch sử’. Chứng tỏ điều đó cho thấy ngành công nghiệp khí của Việt Nam đang bước tới những bước quan trọng.

a-11-1690009038.PNG
 

Điều này còn đặc biệt quan trọng khi Quy hoạch Điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việt Nam đặt ra mục tiêu có 22.400 MW điện khí LNG, chiếm 14,9% tổng nguồn điện của cả nước với công suất 83,5 tỷ kWh.

PV GAS là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được công nhận có đủ điều kiện xuất-nhập khẩu LNG. Hiện nay công ty này đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu và kinh doanh LNG. Khí LNG sẽ được PV GAS phân phối tới khách hàng theo 2 phương thức: qua đường ống hoặc bằng xe bồn/kho LNG vệ tinh.

a-10-1690009038.PNG
 

Được biết LNG là nguồn nhiên liệu cầu nối trong quá trình Việt nam chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang nhiên liệu sạch. Sắp tới tại Việt Nam, nguồn cung khí nội địa sẽ suy giảm, cá mỏ khí mới chưa thể bù đắp lượng thiếu hụt. Việc nhập khẩu khí từ bên ngoài có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.

LNG hiện được xem là nhiên liệu hóa thạch "sạch nhất", bởi quá trình đốt cháy khí tự nhiên không thải ra muội than, bụi hoặc khói. Đáng nói, điện khí LNG sẽ ít gặp phải tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện mặt trời hay điện gió.

a-12-1690009038.PNG
 

Theo nhận định của các chuyên gia, việc nhập khẩu LNG mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Thông qua các thỏa thuận thương mại, chúng ta có thể mua với giá cạnh tranh từ các cung cấp trên thị trường. Từ đó góp phần vào giảm chi phí năng lượng và tại điều kiện thuận lợi về sau và cho nền kinh tế nói chung.

Việc con tàu chở 70.000 tấn LNG về Việt Nam tượng trưng cho cơ hội phát triển và hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác. Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng, nhiên liệu.


 

Bạn đang đọc bài viết "Việt Nam tạo nên lịch sử khi chính thức tiến vào lĩnh vực đang tạo địa chấn toàn cầu" tại chuyên mục Đời sống. Thông tin liên hệ hotline: 0903.636.778 ; Email: toasoan.arttimes@gmail.com