Top những quốc gia nằm ở 2 châu lục trên thế giới mà không phải ai cũng biết

Có rất nhiều quốc gia trên thế giới nằm tại cả 2 châu lục, sở hữu nhiều đặc tính cá biệt.

 

Đa số các quốc gia trên thế giới đều gói gọn mình trong một vùng  châu lục. Thế nhưng không thể không tính đến những quốc gia có diện tích rộng lớn và nó trải dài ở cả 2 châu lục. Những quốc gia nằm trên cả 2 hai lục địa được gọi là quốc gia xuyên lục địa và có sự đan xen nhiều nền văn hóa khác nhau.

Thông thường có 2 kiểu lãnh thổ nằm trải dài trên 2 lục địa. Nhóm 1 là những quốc gia có vùng lãnh thổ chính nằm hoàn toàn trên 1 châu lục còn phần còn lại chủ yếu là một hoặc nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại nằm trên một châu lục khác.

Nhóm 2 là những quốc gia có vùng lãnh thổ chính nằm dàn trải trên cả 2 châu lục, và có thể bị chia cắt bởi một yếu tố tự nhiên nào đó ví dụ như: sông, núi, hồ.

Thổ Nhĩ Kỳ

Đây là một quốc gia rộng lớn xuyên lục địa với phần lãnh thổ ở Tây Á và một phần ở Đông Nam châu Âu. Dù thành phố Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ nhưng mật độ đông dân nhất lại là người Châu Á. Và đặc biệt trong số đó, Thổ Nhĩ Kỳ còn sở hữu những “thành phố xuyên lục địa” nổi bật như Istanbul tại Bosporus – một trong những eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ, hay thành phố Canakkale.

a-8-1690271621.jpg
 

Liên Bang Nga

Vốn là một đất nước rộng lớn nên Liên Bang Nga nằm trải dài trên cả hai châu lục là châu Á và châu Âu. Liên Bang Nga có diện tích chiếm 1/8 trái đất với 17,1 triệu km2 có đường biến giới xấp xỉ chiều của đường Xích đạo.

a-6-1690271633.jpg
 

Cộng hòa Ai Cập

Nổi tiếng với nền văn minh cổ đại rực rỡ, Ai Cập còn giữ vị trí đứng đầu về kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực. Là một quốc gia xuyên lục địa châu Á – Phi, phần lớn diện tích lãnh thổ nằm ở khu vực Bắc Phi, là những vùng sa mạc thuộc Sahara với mật độ dân cư thưa thớt. Quốc gia này sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.

Kazakhstan

Quốc gia này với diện tích rộng lớn đứng thứ 9 trên thế giới và nó còn nổi tiếng là quốc gia lớn nhất không giáp biển. Nó thuộc khu vực Trung Á, giáp với Nga, Trung Quốc,… Vị trí địa lý này giúp Kazakhstan tránh được sự xâm lấn của biển nhưng đổi lại giao thông vô cùng hạn chế.

a-5-1690271633.PNG
 

Panama

Panama là quốc gia nối liền giữa hai lục địa Bắc và Nam Mỹ với tổng diện tích lãnh thổ là 75.517 km2 và mức dân số 3.6 triệu người. Đây là quốc gia sở hữu kênh đào Panama nổi tiếng, con kênh nối liền giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Kênh đào Panama giúp rút ngắn hơn một nửa khoảng cách đi lại của tàu thuyền giữa hai đại dương, nền kiến trúc này là minh chứng rõ rệt nhất cho sức mạnh và trí tuệ của loài người. Quốc gia này tiếp giáp phía Bắc là biển Ca-ri-bê, phía Đông giáp Cô-lôm-bi-a (Colombia), phía Nam giáp là biển Thái Bình Dương, phía Tây giáp Cô-xta Ri-ca (Costa Rica)