Ra chợ thấy 3 loại rau củ này có cho không cũng đừng lấy vì chứa chất gây hại cho sức khỏe

Ra chợ thấy 3 loại rau này các chị em chớ có mua dù rẻ đến mấy vì chứa chất gây hại cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ làm ung thư.

Hành tỏi mọc mầm

Khi ra chợ thấy hành tỏi bị mọc mầm thì bạn chớ nên mua. Nguyên nhân chính khiến hành tỏi mọc mầm là do độ ẩm. Thực tế, hành và tỏi là để phát triển thành cây mới, vì vậy việc nảy mầm là điều đương nhiên với chúng. Chúng không phát triển cho đến khi có điều kiện thích hợp để nảy mầm, và khi đã có, sự phát triển của chúng mới bắt đầu.

Hành, tỏi mọc mầm có thể chứa hàm lượng aflatoxin cao hơn, không chỉ ảnh hưởng đến vị giác mà còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

3-loai-rau-khong-nen-mua-ngoai-cho-1-1701853020.jpg
Không nên ăn hành tỏi đã mọc mầm. Ảnh internet

Cách bảo quản hành tỏi khô: Bảo quản hành tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tối, có không khí lưu thông tốt để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và cất ở nơi mát, tối, thoáng gió. Hãy nhớ rằng nếu chúng đã mọc mầm, chúng sẽ thối rữa nhanh hơn nhiều. Nên giữ hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau khác, vì quá trình chín của chúng tạo ra khí ethylene khuyến khích hành tỏi mọc mầm.

Khoai tây còn xanh, hoặc mọc mầm

Khoai tây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khoai tây còn chứa một lượng lớn vitamin C và B6, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe tim mạch...

Tuy nhiên khi thấy khoa tây còn xanh, mọc mầm thì chớ nên mua. Khoai tây có vỏ màu xanh là do chúng đã tiếp xúc với ánh mặt trời rất nhiều, vì vậy mà chúng chứa nhiều chất diệp lúc. Chất diệp lục là một chất vô hại nhưng ở trong khoai tây, nó lại sản sinh ra một chất khác là glycoalkaloid (solanine) một chất để bảo vệ khoai khỏi nấm, vi trùng. Cho nên, ăn khoai tây có vỏ màu xanh có thể khiến người ăn bị ngộ độc. 

3-loai-rau-khong-nen-mua-ngoai-cho-2-1701853020.jpg
Khoai tây mọc mầm chứa chất cực độc. Ảnh internet

Ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ khiến cơ thể dung nạp quá nhiều glycoalkaloid. Đây là chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của chính bản thân bạn đồng thời có thể gây nên vấn đề cho hệ thần kinh. Mặc dù glycoalkaloid có thể được giảm đi khi bỏ vỏ của khoai tây nhưng vẫn chưa thống kê được chính xác mức độ nguy hiểm giảm như thế nào sau khi bỏ vỏ.

Cách bảo quản khoai tây: Khi phát hiện khoai bị hư hỏng bạn nên để riêng chúng với phần chưa bị ảnh hưởng. Những củ khoai vẫn còn nguyên bạn cần để nơi khô ráo thoáng mát. Hãy đảm bảo vị trí để không ẩm ướt hay quá nóng sẽ hạn chế phần nào khoai tây mọc mầm.

Ngô bóc sẵn

Vào siêu thị hoặc ra chợ sẽ không khó để bắt gặp những bắp ngô đã được bóc sẵn vỏ và bọc nilong. Tuy nhiên, không nên mua những loại ngô đã được bóc sẵn này vì đó có thể là ngô non, bị ướp hóa chất để có màu đẹp mắt hay có vị ngọt nhân tạo.

3-loai-rau-khong-nen-mua-ngoai-cho-3-1701853020.jpg
 

Bên cạnh đó, ngô mất vỏ bị mất đi lượng râu ngô quý giá. Râu ngô có thể được tận dụng để chế biến thành thức uống giải độc gan, hạ đường huyết. Râu ngô chứa nhiều flavonoid, có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C). Trong khi cholesterol cao được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy râu ngô chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác vô cùng cần thiết cho cơ thể, tốt hơn rất nhiều loại thuốc bổ.

Loại ngô nên mua: Khi chọn ngô, bạn nên mua những bắp ngô có vỏ màu xanh, chưa bị khô, râu ngô mềm mượt, cuống không bị thâm héo... Đồng thời, hạt ngô phải mẩy, bóng, thẳng tắp.

Quốc Huy