‘Quái vật xanh’ này ra đời khoảng vài triệu năm sau khi vũ trụ hình thành, các nhà khoa học cũng đã quan sát cũng là hình ảnh xuyên không từ khoảng thời gian đó. Ánh sáng cũng mất cùng thời gian để đi hết quãng đường 13,4 tỷ năm ánh sáng để đến được kính viễn vọng đang bay quanh Trái Đất.
Chúng là các siêu sao có kích thước lớn và nóng hơn bất kỳ một ngôi sao màu xanh lam nào mà nhân loại từng thấy được. So sánh với Mặt Trời – một ngôi sao màu vàng lớp G, có nhiệt độ dưới trung bình nhưng quái vật này có khối lượng lên tới 5 nghìn đến 10 nghìn lần. Nhiệt độ của chúng nóng tới 75 triệu độ C ở lõi và lớn hơn rất nhiều so với con số 15 triệu độ C của lõi Mặt Trời.
Một nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư thiên văn học Corinne Charbonnel từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã tìm ra dấu hiệu của đàn quái vật này trong dữ liệu của James Webb.
Những ‘con quái vật’ này đã tập hợp thành những cụm sao cầu, mỗi cum chứa tới 1 triệu ngôi sao. Chúng được sinh ra cùng nhau, sớm nhất là 440 triệu năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ. Cụm sao cầu là một cụm sao có cấu trúc chưa từng được quan sát từ trước đến nay.
Hình ảnh thu được là hình ảnh khi thiên hà này mới chỉ vài chục triệu năm tuổi, nên nó là nơi thú vị để săn các cụm sao trẻ. Thu thập ánh sáng từ thiên hà cổ đại, phá vỡ, sàng lọc, các nhà khoa học đã nắm bắt được dấu hiệu hóa học đặc biệt về đàn quái vật nói trên.