3 hoạn quan nổi tiếng nhất Trung Quốc: Kẻ tư thông với hoàng hậu, người có con với thái hậu

3 hoạn quan nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, một người khử hoàng đế, một người ngủ  với hoàng hậu, người còn lại sinh con với thái hậu.

Lao Ái, thái giám thời nhà Tần

Trên thực tế, Lao Ái được cho là thái giám nhưng lại có cơ thể hoàn hảo từ đầu đến cuối. Ông ta không chỉ có vẻ ngoài dịu dàng và phong độ mà còn rất tham vọng. Cuối cùng, còn khiến thái hậu thời bấy giờ sinh cho 2 đứa con. Chuyện gì đã xảy ra?

Câu chuyện bắt đầu với cha của Tần Thủy Hoàng, vua Tần Trang Vương đang làm con tin ở nước Triệu. Vào thời điểm đó, một thương gia tên Lã Bất Vi rất thích tiềm năng của ông. 

Lã Bất Vi không chỉ tặng ca kỹ Triệu Cơ cho Tần Trang Vương mà còn giúp ông lên ngôi vua. Để tạ ơn, Tần Trang Vương đã phong Lã Bất Vi làm tể tướng Đại Tần và Triệu Cơ làm hoàng hậu.

Không ngờ Tần Trang Vương đoản mệnh, qua đời ở tuổi 35, còn Triệu Cơ khi ấy mới ngoài 30. Góa phụ trẻ chăn đơn gối chiếc một thời gian thì tình cũ không rủ cũng đến, Triệu Cơ bắt đầu qua lại với Lã Bất Vi. 

Tuy nhiên, đàn ông hầu hết đều rất lý trí, Lã Bất Vi sẽ không thể hủy hoại tương lai của mình vì một người phụ nữ. Lúc đó ông đã nắm trong tay quyền lực dưới một người mà trên vạn người. Vì vậy, Lã Bất Vi cuối cùng tìm một người đàn ông gửi đến cho thái hậu với tư cách thái giám và người này chính là Lao Ái.

thai-giam-noi-danh-nhat-lich-su-trung-quoc-1-1680364918.jpg
Lao Ái thông dâm với thái hậu Triệu Cơ, còn sinh được 2 người con. Ảnh minh họa: Internet

Lao Ái vừa vào cung đã được Triệu Cơ sủng ái nhờ dung mạo tuấn tú. Sau này, hai người vui vẻ cả ngày, thậm chí sinh được 2 người con. Thấy thời cơ đã chín muồi, Lao Ái bộc lộ tham vọng và bắt đầu không ngừng lấy lòng Triệu Cơ. Từ một tiểu thái giám, ông ta được phong quan, thưởng lộc vô cùng hậu hĩnh. Từ chỗ không có gì cho đến vị trí quyền lực hiện tại, Lao Ái bắt đầu cảm thấy ngây ngất.

Sau một lần say rượu, Lao Ái liều lĩnh lên mặt giáo huấn Tần Thủy Hoàng như kẻ bề trên trước mặt các triều thần. Điều này khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng phẫn nộ. Cuối cùng, Tần Thủy Hoàng ra lệnh trừ khử người tình của mẹ mình vào năm 238 TCN.

Lưu Khắc Minh, nhà Đường

Vào cuối nhà Đường, đất nước mà Lý Thế Dân, Lý Uyên dày công chinh phục đã bị mục ruỗng. Những người kế vị không chỉ nhu nhược, bất tài mà còn suốt ngày chỉ biết ăn nhậu, vui chơi. Đường Kính Tông Lý Đam chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ này.

Lý Đam lên ngôi năm 16 tuổi, là một đứa trẻ nên chỉ biết chơi đùa. Thời điểm đó, nhà vua lại gặp được Lưu Khắc Minh, một kẻ cầu rất giỏi. Để có thể so tài chơi cầu bất  cứ lúc nào, Lý Đam đã cho Lưu Khắc Minh giả trang làm thái giám để vào cung phục vụ mình. Nhưng Lý Đam không ngờ đến giang sơn của mình lại bị hủy trong tay người này.

Ngay khi vào cung, Lưu Khắc Minh trẻ tuổi, hừng hực đã bị những người đẹp trong cung quyến rũ và nhanh chóng có những mối quan hệ bí mật với họ.

thai-giam-noi-danh-nhat-lich-su-trung-quoc-2-1680364918.jpg
Lưu Khắc Minh đã lấy mạng Đường Kính Tông. Ảnh minh họa: Internet

Đường Kính Tông hoang dâm vô độ, suốt ngày cùng hoạn quan tụ tập đá cầu, đấu vật rồi ăn uống. Khi cao hứng thì ban thưởng hậu hĩnh, nhưng lúc tâm trạng không vui thì xuống tay đánh đập hạ nhân. Lưu Khắc Minh hầu hạ nhà vua đương nhiên cũng không thoát khỏi những lần bị làm nhục. Oán hận tích tụ, Lưu Khắc Minh đã nảy sinh ý định trừ khử nhà vua. Trong một bữa tiệc, hắn đã thuốc cho Lý Đam say rồi đưa nhà vua về phòng thay quần áo rồi xuống tay. Như vậy, Đường Kính Tông Lý Đam lên ngôi chưa đầy 3 năm thì đã mất mạng trong tay một tiểu thái giám. Ông là hoàng đế có số phận bi thống nhất lịch sử Trung Quốc.

Cao Bồ Tát, thái giám thời Bắc Ngụy

Trên thực tế, Cao Bồ Tát cũng không phải một thái giám thực sự mà là một lang băm thời Bắc Ngụy. Khi ấy, hoàng hậu của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế là Phùng thị đang bị một căn bệnh lạ, điều trị mãi không khỏi. Hiếu Văn đế bất lực không còn cách nào khác ngoài việc bí mật đưa bà về quê để hồi phục sức khỏe. Lúc này, Phùng gia tìm được một lang trung tên Cao Bồ Tát đến chữa trị cho con gái. Điều mọi người không ngờ đến là Cao Bồ Tát đã chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu. Không chỉ vậy, dù mang dung mạo dị thường nhưng lang trung này lại được Phùng hoàng hậu để mắt, về cung vẫn không quên được.

thai-giam-noi-danh-nhat-lich-su-trung-quoc-3-1680364918.jpg
Cao Bồ Tát thì tư thông với Phùng hoàng hậu. Ảnh minh họa: Internet

Cuối cùng, với sự giúp đỡ của người hầu, Phùng hoàng hậu đã cho Cao Bồ Tát cải trang thành thái giám, trà trộn vào trong cung. Hai người bắt đầu ngày đêm hoan lạc. Phùng gia hoàn toàn không để ý đến việc Hiếu Văn đế đang dốc sức chiến đấu ở tiền tuyến, dưới sự xúi giục của Cao Bồ Tát, bà chẳng những gây chuyện ở hậu cung mà còn nhúng tay vào chuyện triều chính. Khi ấy, Phùng hoàng hậu muốn ép Bành Thành công chúa (em gái Hiếu Văn đế) thành thân với em trai mình là Phùng Túc. May mắn tay, với sự giúp đỡ của tùy tùng, Bành Thành công chúa đã trốn thoát và chạy được đến tiền tuyến. Tại đây, cô kể với anh trai về việc Phùng hoàng hậu tư thông.

Tin tức vợ tư thông như xát muối vào những vết thương sẵn có trên người Hiếu Văn Đế. Sau khi hồi kinh, ông không phế hậu mà ra lệnh biệt gia Phùng hoàng hậu vào Đông phòng, xử tử Cao Bồ Tát. Đến khi băng hà, Hiếu Văn Đế để lại chiếu thư ra lệnh tuẫn táng Phùng hậu cùng mình để không để lại hậu họa cho đời sau.

An Nhiên