Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ

Ngày đầu được phép mở bán tại chỗ, người dân TP.Đà Nẵng rất hào hứng, vui vẻ nhưng nhiều chủ quán vẫn đầy nỗi lo âu.

Quán vắng, thưa khách

Ngày 16/10, TP.Đà Nẵng cho phép nhiều dịch vụ được hoạt động trở lại. Trong đó, dịch vụ ăn uống được phép phục vụ tại chỗ sau 3 tháng tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, thời tiết ngày hôm nay (16/10) tại TP.Đà Nẵng mưa lớn. Nhiều quán ăn, cà phê mở cửa từ sớm nhưng lượng khách thưa, vắng.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ

Người dân trong ngày đầu quán được phục vụ ăn, uống tại chỗ. 

“Biết tin quán được mở bán tại chỗ, tôi mừng cả đêm không ngủ được. Từ chiều qua, tôi cùng người thân dọn dẹp, chuẩn bị cho ngày đầu tiên bán phục vụ khách tại chỗ. Tôi cứ ngỡ, ngày đầu phục vụ tại chỗ khách sẽ đông lắm nhưng thực tế khá vắng”.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 2).

Người dân "đội mưa" đi ăn. 

Một số quán cà phê, trà sữa như Út Tịch, Highlands Coffee, The Cups Coffee, Bông, Phúc Long… đến buổi chiều, số lượng đông hơn buổi sáng.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 3).

Nhiều quán cà phê vắng khách.

Nỗi lo gồng lỗ và phá sản

Bên cạnh đó, không ít người mở cửa bán hàng trong nỗi lo thấp thỏm vắng khách, dịch bùng phát trở lại.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ quán cà phê chia sẻ, chị vay mượn tiền, thuê mặt bằng ở đường Nguyễn Văn Linh mở quán. Đây là cung đường đắt đỏ. Mỗi tháng, chỉ riêng tiền thuê mặt bằng đã  hơn 50 triệu đồng.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 4).

Nhiều quán cà phê khách không đông như kỳ vọng trong  ngày đầu phục vụ tại chỗ. 

Thế nhưng, quán chỉ khai trương được vài tháng thì dịch Covid-19 bùng phát. Từ đó đến nay, quán mở cửa rồi đóng cửa tuỳ theo tình hình dịch bệnh và quy định của UBND Tp.Đà Nẵng.

“Đợt dịch gần đây, chủ nhà chia sẻ khó khăn đã giảm tiền thuê mặt bằng 50%, tôi vẫn phải gồng lỗ. Tôi đã dự tính đến chuyện trả mặt bằng, đóng quán vì không chịu nổi.

Tôi biết thông tin Thành phố cho phép mở bán tại chỗ thì khá mừng. Tuy nhiên, trong cái mừng cũng đầy nỗi lo. Trước đây, khách du lịch đến Tp.Đà Nẵng khá đông. Bên cạnh đó, sinh viên, người dân lao động ở các tỉnh, thành khác đến cư trú tại Tp.Đà Nẵng cũng là lượng khách lớn.

Hiện nay, du khách hầu như không có, sinh viên nghỉ học, ở các tỉnh chưa trở lại, lao động ngoại tỉnh cũng về quê phần đông. Do đó, khách đến quán ăn uống, tham gia các dịch vụ chắc chắn giảm”, chị Hồng trầm tư cho  biết.

Nữ chủ quán chia sẻ thêm: “Tôi chỉ hy vọng, dịch sẽ không trở lại, hoặc chính quyền Thành phố có phương pháp chống dịch đột phá. Người dân cứ thấp thỏm lo âu không biết dịch khi nào sẽ quay lại, quán sẽ buộc bị đóng cửa chống dịch. Nếu sắp tới tiếp tục buộc đóng cửa, tôi sẽ đóng quán".

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 5).

Nhiều quán ăn vắng khách. 

Quán mở được vài tháng thì phải đóng cửa theo yêu cầu của Thành phố để chống dịch. Sau đó, quán được mở lại thời gian ngắn thì lại tiếp tục bị đóng cửa.

Nửa tháng trước, Thành phố cho phép quán bán mang về. Đặc thù trà chanh chỉ bán phục vụ tại quán nên hôm nay mới mở ngày đầu. Tuy nhiên, lượng khách cũng ít, không biết tương lai có gồng nổi hay không”.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 6).

The Coffee House ở 80 Pasteur đã đóng cửa. 

Người dân sống gần 2 địa chỉ này cho biết, trước đây, quán luôn đông nghịt khách hàng. Xe của khách tràn ra lề đường.

Thế nhưng, mấy tháng qua, mặt bằng tại đây bị bỏ trống, đầy bụi vì dịch. Khoảng  nửa tháng trước, tất cả đồ dùng, bàn ghế của The Coffee House tại 2 quán này đã được xe chở đi hết. Phía trước cửa hàng ở 80 Pasteur đã treo bảng “nhà cho thuê”.

Dân sinh - Nỗi lo gồng lỗ và phá sản trong niềm vui được mở bán tại chỗ (Hình 7).

Phía trước quán đã treo bảng "nhà cho thuê".

Duy Cường