Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe đến câu "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến". Câu nói này dùng để nhắc đến người hoặc vật có mặt đúng lúc, kịp thời. Có một điều mà rất ít người biết đó là đằng sau câu nói này còn có 1 vế nữa khiến cho ý nghĩa toàn bộ thay đổi hẳn.

Cụ thể, nguyễn văn cả câu sẽ là “Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến, hoát ngay trước mắt, há không đáng cười". Để hiểu rõ ý nghĩa của câu này, phải nhắc đến câu chuyện phía sau. Theo đó, vào thời Tam Quốc, Hoàng đế Tây An của nhà Hán bị Lý Thôi và Quách Dĩ truy đuổi nên có ý định cầu cứu Tào Tháo - người từng lập đại công tiêu diệt quân Thổ Hoàng. Tuy nhiên người được sai đi mời Tào Tháo chưa đến nơi thì Tào Tháo đã có mặt và thực sự đánh bại Lý Thôi - Quách Dĩ. Câu nói "Hễ nhắc tới Tào Tháo, là Tào Tháo đến" chính là do Hoàng đế Tây An nói đầu tiên.

Thế nhưng, đây chỉ là vế đầu, vế thứ hai của nó tiếp tục gắn với sự kiện nổi tiếng thời Tam Quốc liên quan đến Tào Tháo và Lã Bố. Cụ thể, vào năm 194, Tào Tháo đem quân tấn công quân trại của Lã Bố ở Bộc Dương nhưng bị trúng kế của Trần Cung nên đã phải nhanh chóng tháo chạy. Giữa tình huống ngàn cân treo sợi tóc, Tào Tháo bất ngờ chạm mặt Lã Bố tay cầm kích tiến lại hỏi: "Tào Tháo ở đâu?". Y nhanh trí chỉ tay về phía người đang chạy đằng trước và nói: "Người cưỡi ngựa vàng ở phía trước". Tào Tháo nhờ vậy mà được một phen thoát chết.
Sau này, khi Tào Tháo nắm đại quyền, câu nói “Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến, hoát ngay trước mắt, há không đáng cười" đã bị lược mất đoạn sau. Thậm chí tương truyền nếu để Tào Tháo nghe được ai nhắc đến thì sẽ không thể tránh được kết cục thảm khốc.