Vào tháng 8/1927, Chung Quan Quang – một nhà thực vật học người Trung đã cùng nhóm nghiên cứu của mình đến Phổ Đà Sơn tại Chiết Giang để lấy vật mẫu. Tại đây nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều loại thực vật hiếm thấy trong cuộc sống bình thường.
Trong lúc tìm kiếm mẫu vật, ông Quang đã phát hiện ra một loại cây chưa từng được nhìn thấy. Sau khoảng thời gian 2 năm nghiên cứu về loại cây này, các chuyên gia đã đưa đến quyết định đặt tên cho nó là Sồi tai ngỗng Phổ Đà. Cái tên đó bắt nguồn bởi đây là loài duy nhất được tìm thấy tại Phổ Đà Sơn.
Tại thời điểm đó cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này chỉ còn lại một cá thể duy nhất trên Trái Đất. Chính vì điều đó nó còn được mệnh danh là ‘đứa con duy nhất của Trái Đất’. Các nhà khoa học đã dùng nhiều kỹ thuật để có thể biết được tuổi của cây sồi ngỗng Phổ Đà này là 250.
Sau khi thông tin tìm kiếm được câu sồi tai ngỗng Phổ Đà này, rất nhiều du khách kéo tới Phổ Đà Sơn để tìm hiểu. Chính phủ lo lắng sẽ người kéo tới gây hại cho cây quý nên đã cắt cử nhân viên an ninh bảo vệ cây 24/24.
Kể từ năm 2000, một số nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về các sinh sản hữu tính và vô tính cho cây sồi tai ngỗng Phổ Đà. Sau nhiều nỗ lực, lượng cây Phổ Đà này đã lên tới con số 40.000. Đây cũng được coi là kỷ lục mới về số lượng quần thể cây con được nhân giống của loại cây này.
Bước đầu, những cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã trồng tại một số khu vực trong thành phố Chu Sơn, Chiết Giang trong chiến dịch phủ xanh. Chúng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cảnh quan những nơi này thêm xanh, sạch, đẹp. Vào tháng 4 năm 2020, hơn 100 cây giống sồi tai ngỗng Phổ Đà đã được chuyển tới Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Số cây giống này là kết quả của dự án nghiên cứu về việc thuần hóa từ xa cũng như bảo vệ ngoại vi của các chuyên gia giữa 2 tỉnh.