Nhiều tháng ở nhà vẫn mắc Covid-19
Anh Lê Quang Việt (SN 1974, quận 7, TP.HCM) thừa nhận gia đình rất cẩn thận trong việc phòng ngừa Covid-19. “Từ ngày dịch Anh Việt khử khuẩn trước khi mang hàng vào nhà
Không chỉ vậy, anh Việt còn gọi điện nhắc nhở người thân, bạn bè cẩn thận hơn trong phòng ngừa dịch. Ngày 4/8 và ngày 10/8, vợ chồng anh mới ra khỏi nhà để đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1. Vì vậy khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2, anh thực sự bất ngờ.
Ngày 13/8, con gái anh Việt (15 tuổi) có triệu chứng sốt. Lúc này, gia đình nghĩ có lẽ con bị sốt xuất huyết vì đã gần 3 tháng con gái không ra khỏi nhà.
Con gái sốt và nhức đầu đến ngày 15/8 vẫn không khỏi, ngày 16/8, họ test nhanh tại nhà cho con và nhận được kết quả dương tính. Sáng 17/8, 2 vợ chồng anh Việt test nhanh, trong đó người vợ có kết quả dương tính.
Ngày 16/8, con gái anh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. |
Ngay lập tức, 3 người cách ly ở 3 phòng riêng và thông báo với y tế phường. Anh Việt là người duy nhất trong nhà có kết quả âm tính nên đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe cho vợ con.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, anh nhận kết quả mắc Covid-19, giống vợ con. “Vợ tôi có tiền sử hen suyễn là người mắc đầu tiên nhưng không có triệu chứng. Con gái tôi bị sốt, nhức đầu nhưng chỉ trong mấy ngày. Còn tôi có kết quả dương tính sau cùng và không ngờ lại là người có triệu chứng nặng nhất, có lẽ do tôi thừa cân (85 kg/1m68)”, anh chia sẻ.
Tối 18/8, anh Việt cảm thấy hơi ngứa cổ, muốn ho. Đến 15h ngày 19/8, anh bắt đầu sốt. Trong 4 ngày đầu tiên khi phát hiện bệnh, anh Việt liên tục sốt trên 39 độ. Dù uống 2 viên hạ số/lần nhưng cơn sốt không hạ.
Lúc này, anh vẫn có thể tự vào nhà tắm, xả nước ấm để lau mát cơ thể. “Dù sốt 38.5-39 nhưng chỉ số SpO2 của tôi đều đạt 95-97”, anh nhớ lại.
Sáng ngày 22/8, anh tập thở và vẫn hít sâu được nhưng đến chiều 22/8, anh tập thở tiếp thì chỉ hít vào bằng mũi khoảng 3-5 giây là ngay lập tức bị tức ngực và ho.
Cảm giác lạnh thấu xương báo hiệu những cơn sốt trên 39 độ
Ngày 24/8 (ngày thứ 6 của bệnh), anh tiếp tục sốt cao 39-39.3 độ và liên tục hơn 20 tiếng/ngày, đặc biệt sốt về đêm. “Những cơn sốt cao được báo hiệu bằng cảm giác lạnh thấu xương (lúc này nhiệt độ khoảng 37.3-37.5). Bao nhiêu quần áo, chăn đắp vào cũng không bớt lạnh và chỉ 1-2 tiếng sau sẽ lên trên 39 độ. Tôi uống hạ sốt thì rất lâu hạ và chỉ được khoảng 1 tiếng rồi lại sốt tiếp”, anh kể.
Anh Lê Quang Việt |
“Đã có lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng, bi quan. 4 ngày đầu của bệnh sốt cao, tôi uống thuốc và có hạ sốt được vài tiếng rồi sốt lại. Ngày 5 đến ngày 7 của bệnh, tôi sốt, uống thuốc nhưng không hạ. Tôi cũng nghe thông tin bệnh sẽ trở nặng vào ngày thứ 7-10 nên càng hoang mang”, anh nói.
Ngày 25/8, anh vẫn sốt cao liên tục như những ngày trước nhưng lại có hiện tượng chỉ số SpO2 tụt, có lúc xuống 93-94. Thời điểm thấp nhất, chỉ số này của anh chỉ còn 88.
“Điều đặc biệt nguy hiểm là không có triệu chứng nào để tôi biết chỉ số SpO2 của mình bị hạ trừ khi kiểm tra liên tục bằng thiết bị. Sau khi thở oxy, chỉ số lên được 95”, anh nói.
Bị tụt chỉ số SpO2, anh Việt phải nằm một chỗ bởi chỉ một cử động cũng khiến anh tức ngực và ho. Mọi sinh hoạt, anh đều phải nhờ đến vợ. Bắt đầu từ ngày 8 kể từ khi phát hiện bệnh, anh thường xuyên phải thở oxy vì chỉ số SpO2 chỉ được 89-89.
“3 ngày này là những ngày mệt mỏi nhất, chỉ cần thay đổi tư thế nằm từ nghiêng bên phải qua bên trái là tôi ho và thở gấp. Đang nằm và ngồi dậy, tôi cũng thở gấp. Cho 2 chân xuống đất và đứng thẳng lên, tôi phải dựa vào tường và thở dồn một lúc mới bước tiếp được. Đi khoảng 2m, tôi phải dừng lại thở dồn một lúc mới đi tiếp được”, anh nhớ lại.
Từ ngày 29/8 đến 1/9, anh đã hết sốt và thở tự nhiên, chỉ số SpO2 đã lên được 96-97. Anh cảm thấy sức khỏe ổn dần hơn.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp anh tăng đề kháng trong những ngày mắc Covid-19. |
Ngày 4/9, sau khi test nhanh lần 2, cả nhà họ đều có kết quả âm tính. Sau những ngày tưởng như “sống đi chết lại”, anh Việt nhấn mạnh: “Chỉ số SpO2 tụt bạn không thể biết nếu không kiểm tra bằng thiết bị. Đây gọi là “sát thủ thiếu oxy thầm lặng” – nguyên nhân chính của những ca tử vong do không cấp cứu kịp thời. Trong giai đoạn bệnh dễ chuyển nặng, bạn không được rời thiết bị đo SpO2”.
Ngoài ra, theo anh Việt, chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng để nhanh hồi phục. “Bình thường tôi ăn uống tốt. Do trong thời gian mắc Covid-19, không bị mất khứu giác, vị giác nên tôi vẫn ăn uống được. Mọi người còn trêu: “Năng khiếu phát huy đúng lúc”, anh cười nói.
Trong 14 ngày trị bệnh, anh đã ăn lượng lớn thực phẩm: 8 kg cá bớp biển, 3 kg thịt heo, rau củ quả các loại. Ngoài ra, anh ăn 2 quả cam/ngày, uống các loại vitamin. Dù vậy sau 14 ngày, anh vẫn sụt 6kg.
Hiện tại sức khỏe đã ổn định, nhưng anh Việt vẫn xuất hiện di chứng hậu Covid-19. Anh bị mất ngủ, đi nhanh và lên cầu thang sẽ mệt và thở gấp, vã mồ hôi. Ngoài ra, anh xuất hiện thêm tình trạng hụt hơi khi nói chuyện lâu.
“Mỗi người có thể trạng khác nhau sẽ nhiễm mức độ khác nhau. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ nhưng tôi không hi vọng sẽ được trải nghiệm lần nữa và mong rằng mọi người vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19 thành công”, anh nói thêm.
Theo: Vietnamnet
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/f0-thoat-cua-tu-ke-ve-trai-nghiem-khong-muon-lap-lai-trong-doi-a8328.html