Bốc thuốc chữa tận gốc
Để chữa gút trước đây nền y học chưa phát triển và chưa thuận tiện như bây giờ, các cụ bốc thuốc chỉ theo sự chuẩn đoán qua biểu hiện của bệnh, nhưng ngày nay lương y Huệ vừa sử dụng phương thuốc gia truyền kết hợp hài hòa với nền y học hiện đại (bệnh nhân khám, siêu âm, xét nghiệm, chụp chiếu bằng máy móc y học hiện đại) và phương thuốc cổ phương.
Theo lương y Huệ, goút cũng là một dạng khiêm khớp đặc biệt, trong đó nguyên nhân chính là do rối loạn chuyển hóa và chế độ ăn dư thừa chất dẫn tới lượng axit uric trong máu tăng và lắng đọng ở khớp gây đau nhức và xưng tấy.
Khi xác định được gốc rễ của căn bệnh, lương y Huệ đã nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài thuốc chữa bệnh xương khớp có lịch sử lâu đời của dòng tộc. Lương y Huệ cho biết, những loại thuốc đều được hái trên rừng nguyên sinh nên rất lành tính có tác dụng vừa công vừa bổ đối với xương khớp.
Khi chúng tôi hỏi các vị thuốc đó lương y không biết nói sang tiếng phổ thông mà chỉ nói bằng tiếng dân tộc Dao như: đia đang, đia pin, chái mun đia, pộ pèng mây, đia rằng, đia chom, cụ dem hây…đó là những vị thuốc bà kết hợp lại với nhau mỗi loại mỗi thứ bà cho theo liều lượng khác nhau để pha chế thuốc cho bệnh nhân.
Các lương y tại hội thảo nghiên cứu và phát triển thuốc Nam.
Lương y Huệ chia sẻ, để bài thuốc gút phát huy hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sắc thuốc uống đều đặn theo đúng liều lượng chỉ định, đặc biệt bệnh nhân không uống rượu, bia, ăn thịt chó, thịt trâu, thịt bò và nội tạng động vật, đồ hải sản vì đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, nước chè, măng mẻ sẽ làm mất công dụng của thuốc khiến bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, uống nước và tăng cường vận động phù hợp với thể trạng để khí huyết lưu thông.
Xem qua cuốn sổ ghi chép các bệnh nhân được chữa trị, lương y Huệ kể: Rất nhiều bệnh nhân người bị bệnh nặng, nhẹ đều có, nhưng lương y nhớ nhất là anh Trần Văn Hương (Cầm Phả - Quãng Ninh) năm 2014 do được chị gái họ con dâu lương y giới thiệu cho anh, anh xin số và gọi điện cho lương y Huệ, anh kể bị gút đã vài năm chữa trị thuốc tây nhiều lần không khỏi, năm đấy anh chân anh bị xưng, đau không đi lại được và nhờ lương y bốc thuốc cho anh, khi nghe anh kể về bệnh tình lương y Huệ đã nhận lời bốc thuốc và gửi thuốc cho anh.
“Anh Hương uống khoảng 5 tháng, thấy các vị trí khớp bị đau nhức, anh lo lắng tưởng bệnh nặng hơn nhưng theo lương y đó là biểu hiện tốt phát huy công dụng của thuốc, anh uống những thang thuốc sau chỗ xưng xẹp dần xuống, tình trạng đau nhức giảm dần. Sau một tháng uống thuốc điều trị tại nhà anh Hương có thể đi lại bình thường, tuy vẫn có cảm giác đau, anh uống một thời gian nữa thì bệnh gút của anh đã khỏi hẳn. Anh Hương và gia đình ngỏ lời muốn đến nhà lương y để tạ ơn nhưng lương y từ chối không muốn gia đình anh tốn kém, lương y Huệ nói bệnh nhân khỏi là niềm vui và cũng như lời tạ ơn lớn nhất đối với người làm nghề bốc thuốc rồi”.
Mục sở thị “thần y” trổ tài hái thuốc xương khớp
Với kinh nghiệm nhiều năm, lương y Huệ thấy phổ biến là do bị thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sẽ bị nhiều hơn. Để chữa trị căn bệnh khô khớp này thì cần nhiều loại dược liệu không thể thiếu đó là loại cây “Lù - Lào – Sít”, có lá nhỏ như hai đầu ngón tay, thân gỗ và rất cứng.
Cây này có rất nhiều tác dụng, lá để dùng làm thuốc tắm, thân đùng dể chữa bệnh. Nó có tác dụng trong điều trị bệnh chống tê nhức chân tay, chữa viêm khớp cực kỳ hiệu quả. Và đề bài thuốc hiệu quả, đòi hỏi phải kết hợp hơn 50 loại thảo dược rừng rú, trong đó có nhiều loại chỉ còn trong sách đỏ. Vậy làm thế nào để các loại thảo dược “trong sách đỏ” này “hồi sinh” và có đủ vị trong bài thuốc chữa bệnh xương khớp này?
Một trong những vị thuốc chữa bệnh của lương y Huệ.
Đặc biệt, bài thuốc của lương y Huệ sử dụng một loại thảo dược đã được ghi trong “sách đỏ” là củ Dòm”.
Theo các lương y, củ dòm hình dáng bên ngoài hình như quả bóng bầu dục, chuyên chữa các bệnh về xương khớp. Đây là một loại dây leo nhỏ nhưng sống lâu năm. Rễ củ to, thân leo cuốn, dài khoảng 3m, thân non màu tím hồng nhạt. Toàn cây không lông. Lá đơn nguyên, mọc so le, có cuống dài 4,5 - 8,5cm. Hoa nhỏ, 1 lá đài màu tím hồng, 2 cánh hoa hình quạt tròn màu vàng cam và có các vân tím. Bầu hình trứng, đầu nhuỵ có 4 - 5 thuỳ dạng dùi. Quả hình trứng đảo, hơi dẹt 0,8 - 0,9 cm x 0,7 - 0,75cm. Hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai nhọn, cong.
Tuy nhiên, củ này hiện nay trong tự nhiên rất hiếm. Để phục vụ cho bài thuốc bí truyền trị bệnh xương khớp, gia đình lương y Huệ đã nhân giống thành công loại biệt dược này và trồng tại vườn thuốc của gia đình.
Câu trả lời có trong chủ trương của lãnh đạo UBND huyện Ba Vì và sự giúp đỡ của các nhà khoa học về vấn đề bảo tồn, phát triển nghề truyền thống cây thuốc nam của dân tộc Dao Ba Vì, với mục đích giữ gìn văn hoá bản địa và nâng cao cuộc sống của từng người dân trong xã dân tộc Dao Ba Vì, Đảng uỷ xã Ba Vì, UBND, HĐND đã ủng hộ cho việc thành lập Hợp tác xã dịch vụ thuốc nam dân tộc Dao Ba Vì để thực hiện việc trồng trọt, khai thác, chế biến và kinh doanh một cách bài bản.
Đây sẽ là một tổ chức kinh tế rất quan trọng để kêu gọi vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, là địa chỉ để nhà khoa học áp dụng rất nhiều thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật và mô hình quản lý chất lượng, góp phần nâng cao sức khoẻ của cộng đồng cả nước.
Đại hội xã viên lần đầu tiên, lương y Huệ đã đem bí quyết bài thuốc chữa xương khớp của gia đình bà ra phổ biến, cải tạo, xây dựng được làng truyền thống cây thuốc Nam và thêu thổ cẩm dân tộc Dao; Xây dựng xã Ba Vì trở thành điểm sinh thái phục hồi sức khoẻ và du lịch văn hoá dân tộc Dao.
Để tìm hiểu thông tin rõ hơn về bài thuốc đặc trị xương khớp của lương y Lý Thị Bích Huệ, bạn đọc có thể liên lạc số điện thoại 0938.208.815.
Lam Giang
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/than-y-nui-tan-he-lo-bai-thuoc-quy-hiem-tri-dut-benh-xuong-khop-a5395.html