Doanh nghiệp phải làm gì khi các gói dịch vụ lưu trữ đám mây dần không còn miễn phí?

Mới đây, Dropbox thông báo ngừng cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến không giới hạn dành cho doanh nghiệp, và điều này cũng đã phản ánh xu hướng đang diễn ra hiện tại. Trong nhiều năm, các dịch vụ lưu trữ đám mây đã cung cấp gói lưu trữ không giới hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc duy trì tài chính cho mô hình này trở nên khó khăn và không bền vững.

Thay đổi này bắt đầu từ Google vào năm 2021 khi họ ngừng cung cấp dung lượng miễn phí cho Google Photos và rồi cũng ngưng các gói lưu trữ không giới hạn cho Google Workspace. Hai ông lớn Microsoft và Dropbox đã nối gót trong năm nay, cho thấy việc duy trì các gói lưu trữ đám mây không giới hạn là thực sự khó khăn. Hậu quả từ những động thái này là người dùng phải cân nhắc lại các lựa chọn để lưu trữ dữ liệu.

synology-1-1698994974.png
 

Theo thống kê, hiện nay có hơn 60% dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trên nền tảng đám mây, 94% các công ty trên toàn cầu sử dụng nền tảng này (GoodFirms, 2023), và gần một nửa dữ liệu trong đó là dữ liệu nhạy cảm, bao gồm thông tin nhân viên, khách hàng, báo cáo tài chính và tài sản trí tuệ. Với tình hình khối lượng dữ liệu tiếp tục gia tăng, chi phí dự kiến cho lưu trữ đám mây sẽ tăng 13% đến năm 2026, đạt 135,1 tỷ USD (IDC, 2023).

Khi khối lượng dữ liệu tiếp tục tăng mạnh, việc cung cấp dịch vụ không giới hạn ngày càng trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp. Google đã chỉ ra mục tiêu cấp thiết là đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng, còn Dropbox cho biết hành vi lợi dụng dung lượng không giới hạn để trục lợi chính là yếu tố khiến họ ngừng cung cấp ưu đãi, điều mà ban đầu họ muốn dành cho hoạt động kinh doanh chứ không phải để lưu trữ cá nhân.

Quá trình chuyển đổi từ đám mây không dễ dàng. Các doanh nghiệp có thể phải vật lộn với các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm giải pháp thay thế mà họ cho rằng mang lại lợi nhuận không mấy khả quan so với khoản đầu tư vào nền tảng đám mây của họ. Quá trình chuyển đổi này thường kéo theo chi phí chuyển đổi cao, và còn có khả năng dẫn đến tình trạng ngừng hệ thống tạm thời gây gián đoạn hoạt động kinh doanh. Mặc dù đám mây công cộng rất tiện lợi nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu để lưu trữ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp do hạn chế khả năng kiểm soát máy chủ.

Ngược lại, lựa chọn lưu trữ đám mây riêng tư cung cấp một tuỳ chọn hấp dẫn thay vì sử dụng dịch vụ đám mây công cộng. Khác với đám mây công cộng, nơi người dùng phải dựa vào máy chủ của bên thứ ba, giải pháp lưu trữ đám mây riêng tư hoạt động trên các máy chủ tập tin riêng biệt thông qua thiết bị lưu trữ nối mạng NAS. Hệ thống này cung cấp tính linh hoạt cho việc mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu, cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh theo mức phát triển của họ. Đám mây riêng tư cũng có khả năng tích hợp các cài đặt lai (hybrid), tạo sự kết hợp tốt giữa các ưu điểm của đám mây công cộng và đám mây riêng tư để tăng cường hiệu quả trong quản lý tài nguyên. Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu cũng được củng cố khi doanh nghiệp có sự kiểm soát lớn hơn đối với máy chủ của họ, trái ngược với việc sử dụng lưu trữ đám mây công cộng.

Bên cạnh việc cung cấp quyền sở hữu hoàn chỉnh của dữ liệu, một số giải pháp lưu trữ đám mây riêng như Synology Drive còn tích hợp các tính năng bổ sung hữu ích. Chẳng hạn, chúng cung cấp các công cụ gia tăng năng suất làm việc không yêu cầu giấy phép bổ sung, tạo điều kiện cho quy trình làm việc trôi chảy và hỗ trợ nhiều định dạng tập tin để đơn giản hóa việc làm việc chung với các đối tác bên ngoài. Nhờ đó, các giải pháp này trở thành lựa chọn thiết thực cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ toàn diện kết hợp cả tính bảo mật và khả năng kiểm soát toàn diện, có thể đạt được mà chỉ cần đầu tư một lần vào NAS.

Với tình trạng giảm dần các gói lưu trữ không giới hạn, có khả năng các dịch vụ đám mây công cộng khác sẽ sớm tiếp bước. Để đảm bảo doanh nghiệp duy trì khả năng thích ứng trong bối cảnh nền tảng đám mây ngày càng phát triển, các giải pháp lưu trữ đám mây riêng tư đặt tại văn phòng là một lựa chọn khả thi hơn. Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong môi trường đám mây ổn định mà không phải đối mặt với chi phí và sự gián đoạn liên quan đến việc di chuyển dữ liệu do thay đổi trong các gói lưu trữ hiện tại có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của họ.

synology-2-1698995000.png
 

Rex Huang, Giám đốc Ứng dụng Cấp cao của Synology

Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/doanh-nghiep-phai-lam-gi-khi-cac-goi-dich-vu-luu-tru-dam-may-dan-khong-con-mien-phi-a52496.html