Theo tờ Guardian (Anh) đưa tin, các nhà khoa học tại tàu nghiên cứu Sonne của Đức đã tham gia thám hiểm tại biển Bering năm 2022. Tại đây họ đã chụp được nhiều bức ảnh về đáy biển, đặc biệt trong có có nhiều bức hình cho thấy các lỗ hình bầu dục có chiều rộng khoảng 2-3 cm.
Tại đây có nhiều động vật sống ở quanh nơi các nhà khoa học phát hiện những chiếc lỗ. Chúng trở thành ‘nghi phạm chính’ để giải thích cho việc tạo nên những chiếc lỗ kỳ lạ đó.
Bà Julia Sigwart tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên và Viện nghiên cứu Senckenberg ở Frankfurt (Đức) cho rằng những chiếc lỗ đen này có kích thước quá nhỏ so với loài nhím biển. Hình dạng của những loài này cũng không giống với hang của giun biển.
Một thành viên trong nhóm các nhà khoa học nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử cũng nhận ra điều đặc biệt đó, ông cho rằng đó có thể là một loài động vật giáp xác.
Bà Brandt đã lấy một video được quay lại từ 40 năm trước của đồng nghiệp để chứng minh luận điểm của mình. Có thể thấy đây là một động vật giáp chân hai loại (amphipod) tại Nam Cực.
Trong video, loài động vật này đào hang và có ngoại hình rất giống với con vật Brandt đã phát hiện tại Biển Bering.
Tuy chưa được chứng kiến trực tiếp cảnh tượng amphipod Biển Bering đào hố nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng sẽ thuộc giống họ hàng của mình tại Nam Cực. Những loài này đào hố để sinh sản và những ấu trùng sau khi được sinh sản sẽ sống trong các hố mà bố mẹ của chúng đào trong nhiều tháng.
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/vach-tran-thu-pham-tao-ra-ho-bi-an-tai-dat-bien-giua-nga-va-alaska-a26964.html