Thông qua phân tích vô số ngôi sao tại các giai đoạn khác nhau, giới thiên văn học đã phát hiện Mặt Trời và các ngôi sao tương tự. Chúng có dấu hiệu cạn kiệt nguồn nhiên liệu cơ bản là hydro ở gần lõi, dẫn tới phần lõi co lại, đồng thời phần vỏ ngoài mở rộng và nguội dần. Trong giai đoạn được gọi là ‘sao khổng lồ đỏ’ này, ngôi sao phình to gấp 100-1000 lần so với đường kính ban đầu.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về việc ngôi sao ở trước và sau khi nuốt chửng hành tinh. Tuy nhiên họ chưa bao giờ bắp gặp một ngôi sao đang hoạt động như vậy. Vào ngày 3/5, trên tạp chí của Nature đã đăng tải nghiên cứu mới công bố của nhà vật lý thiên văn học ở Viện Công nghệ Massachusetts.
Nhóm nghiên cứu này đã thu về được phát hiện không ngờ, thông qua phân tích dữ liệu tại cơ sở Zwicky Transient Facility thuộc Đài quan sát Palomar của Viện Công nghệ California. Zwicky Transient Facility thường xuyên quét bầu trời để tìm ngôi sao thay đổi nhanh chóng về độ sáng.
Khí gas lạnh từ chớp sáng thường là kết quả của ngôi sao sáp nhập. Khí gas lạnh có thể ngưng tụ để hình thành bụi theo thời gian. Sau thời gian dài phát hiện, De và đội ngũ phân tích của mình đã lấy dữ liệu về ngôi sao lấy từ camera hồng ngoại tại đài quan sát. Dữ liệu có thể hé lộ tín hiệu của những vật chất lạnh hơn nó. Các nhà khoa học nhận thấy đây là đợt bùng phát ánh sáng khả kiến từ ngôi sao đi kèm với tín hiệu ánh sáng.
Cuối cùng, nhóm những nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu, thu nhập từ kính viễn vọng tại NASA. Kết quả chỉ ra cho thấy toàn bộ năng lượng ngôi sao giải phóng sau đợt bùng phát ban đầu nhỏ. Chính điều đó cho thấy việc sáp nhập với ngôi sao phải nhỏ hơn 1/1000 khối lượng Mặt Trời.
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/ky-la-mot-ngoi-sao-giong-mat-troi-nuot-chung-hanh-tinh-khac-a22766.html