Vừa qua bằng kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra dấu hiệu lạ thường ngoài không gian. Theo đó họ phát hiện dấu hiệu của hơi nước xung quanh một hành tinh đá , nóng.
Hành tinh này có tên gọi GJ 486 b, nó quay quanh một ngôi sao lùn đỏ và hoàn thành chu kỳ trong 1,5 ngày, tình theo hệ thời gian trên trái đất. Hành tinh này có kích cỡ lớn hơn 30% và có lực hấp dẫn bề mặt mạnh hơn gấp nhiều lần so với trái đất. Thông tin được Đài CNN đưa tin vào ngày 2/5.
Theo nghiên cứu thiên văn, sự xuất hiện của hơi nước có thể cho biết hành tinh GJ 486 b có bầu khí quyển riêng, bất chấp vị trí nằm gần sao chủ và có nhiệt độ lên tới 800 độ, đây là nhiệt độ quá cao để có thể xuất hiện sự sống trên bề mặt.
Việc phát hiện ra hơi nước tại một hành tinh trong vũ trụ mở ra hy vọng về việc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ của nhân loại và các nhà khoa học.Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn thận trọng trong cách diễn giải phát hiện này bởi hơi nước có thể có liên hệ với ngôi sao của nó. "Chúng tôi đã nhìn thấy dấu hiệu và gần như chắc chắn là do nước. Nhưng chúng tôi chưa thể khẳng định liệu nước có phải một phần của bầu khí quyển của hành tinh hay không, hay liệu chúng tôi chỉ đang quan sát thấy dấu hiệu của nước đến từ ngôi sao của nó",Sarah Moran một nhà nghiên cứ cho hay.
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/phat-hien-dau-hieu-cua-hoi-nuoc-xung-quanh-1-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-a22671.html