Nhiều điều khoản trong HĐ lao động của Vietjet không đúng quy định
Thông tin tiếp về vụ Vietjet Air cùng phi công đưa nhau ra toà để giải quyết tranh chấp. Toàn án nhân dân TP.HCM (TAND) đã ra bản án số 479/2022/LĐ-PT về việc “Tranh chấp về đòi tiền lương; Đòi học phí, hỗ trợ tiền học phí còn thiếu theo hợp đồng lao động và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thoả thuận đào tạo”.
Theo đó, vụ án trên đã được đưa ra xét xử sơ thẩm, nhưng các đương sự khiếu nại nên tiếp tục được TAND TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm.
Trong vụ việc, bị đơn là Công ty Cổ phần hàng không VietJet (Vietjet Air) kháng nghị bản án sơ thẩm và yêu cầu nguyên đơn ông Huỳnh Phú Tài phải bồi thường cho bị đơn số tièn 75.000USD (tương đương 1.650.000.000 đồng).
Hội đồng xét xử TAND TP.HCM nhận thấy, thoả thuận đào tạo ngày 6/10/2017 giữa ông Tài và Vietjet Air là hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại khoản 1 Điều 62, Bộ luật lao động năm 2013. Đây là hợp đồng theo mẫu do người sử dụng lao động soạn thảo.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không được thu học phí. Thoả thuận nhân viên phải trả chi phí đào tạo là 35.000USD theo Thoả thuận đào tạo cũng như cấn từ 50% học phí là 17.500.000USD vào tiền lương hàng tháng của người lao động theo hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật về lao động.
Theo phân tích của HĐXX thì cần xác định đây là khoản học phí mà người học phải trả theo Thoả thuận đào tạo. Không phải khoản chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động bỏ ra theo quy định tại khoảng 3 Điều 62, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định.
Khoản 2 Điều 62, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo là hai trong số các nội dung chỉ yếu của hợp đồng đào tạo nghề.
Công ty Vietjet cũng như Trung tâm đào tạo Vietjet không đăng ký hoạt động là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc bị đơn áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 39 luật Giáo dục nghề nghiệp bắt buộc hợp đồng đào tại phải có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng là không đúng quy định.
Do đó cần áp dụng các quy định tại Điều 61, Điều 62, Bộ luật lao động năm 2012 khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề là Thoả thuận đào tạo ngày 06/10/2017. Đồng thời cần áp dụng quy định tại khoản 3, Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012 về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương trái pháp luật là phải chịu hoàn toàn trả chi phí đào tạo.
Do người lao động phải trả học phí khi giao kết và thực hiện thoả thuận đào tạo và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật nên không có nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo…
Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định thoả thuận về bồi thường thiệt tại “tổng chi phí đào tạo và các thiệt hại phát sinh khác là 750.000USD” theo khoản (a) Điều 5 về “Cam kết bồi thường” và mục 13, Phụ lục 01 thoả thuận đào tạo ký ngày 06/10/2017 giữa Vietjet Air và ông Huỳnh Phú Tài là không có hiệu lực….
Từ nhiều tình tiết, đối chiếu thông tin hồ sơ. Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm, TAND TP.HCM đã thống nhất không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
HĐXX tuyên xử, xác định ông Huỳnh Phú Tài đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đúng quy định pháp luật. Hợp đồng số VJC6170/VJ/HĐLD ngày 30/4/2018 chấm dứt kể từ ngày 19/6/2020.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Phú Tài, buộc Vietjet Air phải trả cho ông Tài số tiền lương tháng 4, tháng 5/2020 còn nợ là 11.800.000.
HĐXX cũng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet về việc buộc ông Huỳnh Phú Tài có nghĩa vụ thanh toán số tiền học phí còn lại mà ông Tài chưa thanh toán bằng phương thức cấn từ vào lương hàng tháng do chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là 106.920.000 (một trăm lẻ sáu triệu, chín trăm hai mươi nghìn đồng).
Buộc ông Tài có nghĩa vụ thanh toán số tiền nợ hỗ trợ học phí còn lại mà ông Tài chưa thanh toán bằng phương thức cấn trừ vào lương hàng tháng do chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là 61.160.000 (sáu mươi mốt triệu, một trăm sáu mươi nghìn đồng).
Vì Vietjet Air còn nợ lương tháng 4 và tháng 5/2020 của ông Huỳnh Phú Tài là 11.800.000 (mười một triệu tám trăm nghìn đồng) nên tổng cộng ông Tài phải trả cho Vietjet số tiền 156.280.000 (một trăm năm mưới sáu triệu, hai trăm tám mười nghìn đồng).
HĐXX không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần hàng không Vietjet yêu cầu ông Tài bồi thường thiệt hại với số tiền là 1.650.000.000 (một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng) do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
PHÙNG SƠN