Vietjet Air và “phi công” đưa nhau ra toà
Vừa qua, Toàn án nhân dân TP.HCM (TAND) đã ra bản án số 479/2022/LĐ-PT về việc “tranh chấp về đòi tiền lương; Đòi học phí, hỗ trợ tiền học phí còn thiếu theo hợp đồng lao động và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thoả thuận đào tạo”.
Theo đó, vụ án trên đã được đưa ra xét xử sơ thẩm, nhưng các đương sự khiếu nại nên tiếp tục được TAND TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm.
Nguyên đơn trong vụ việc trên là ông Huỳnh Phú Tài (SN 1984, ngụ Tân Bình, TP.HCM) khởi kiện khiếu nạn Bị đơn là Công ty Cổ phần hàng không VietJet (Vietjet Air) trụ sở 60A, Trường Sơn, phường 2, Tân Bình, TP.HCM.
Nội dụng vụ án, ngày 6/7/2017, ông Tài và Vietjet Air có ký thoả thuận đào tạo “Chương trình huấn luyện phi công” chi phí đào tạo và 35.000 USD, ông Tài là người chi trả.
Chi phí được ông Tài trả trước khi bắt đầu chương trình huấn luyện và 17.500 USD, số tiền 17.500 USD còn lại ông Tài sẽ trả dần trong thời hạn 36 tháng kể từ khi ông này khí hợp đồng lao động với công ty Vietjet Air.
Trong thời gian huấn luyện, ông Tài được Vietjet trả tiền lương mỗi tháng là 4.400.000 đồng. Sau khi kết thúc chương trình, ông Tài và Vietjet ký hợp đồng lao động vào ngày 30/4/2018, thời hạn hợp đồng là 3 năm, vị trí công việc là cơ phó.
Vào tháng 4/2020, lấy lý do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, Vietjet đã ra thông báo giảm lương nhân viên và ông Tài không đồng ý, đồng thời có ý kiến phản hồi nhưng Vietjet không chấp nhận.
Ngày 17/5/2020, ông Tài gửi đơn về thông báo xin chấm dứt hợp đồng lao động với VietJet và kiến nghị thanh lý hợp đồng. Ngày 20/5/2020, Vietjet ra quyết định số 185 về áp dụng chính sách lương mới trong giai đoạn dịch Covid-19.
Ngày 10/6/2020, ông Tài tiếp tục đề nghị thanh lý hợp đồng lao động. Từ ngày 19/6/2020, ông Tài chính thức nghỉ việc tại Vietjet đến nay.
Ngày 18/6/2020, Phòng nhân sự và Pháp chế của Vietjet có trao đổi và làm việc với ông Tài nhưng không đi đến thỏa thuận chung do phía Vietjet yêu cầu ông Tài bồi thường hợp đồng đào tạo do đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
Đến ngày 23/6/2020, Vietjet ban hành văn bản số 02-20/VJC-PD gửi ông Huỳnh Phú Tài để yêu cầu chi trả số tiền cam kết theo thỏa thuận đào tạo và Hợp đồng lao động. Ngoài ra, Vietjet yêu cầu ông Tài phải hoàn trả vào tài khoản của Vietjet trong thời hạn 10 ngày.
Sau đó, 2 bên nhiều lần hoà giải nhưng bất thành… ông Tài sau đó đã đưa vụ việc khiếu nại ra TAND Quận Tân Bình để được giải quyết các quyền lợi của chính mình… Sau khi TAND Quận Tân Bình có bản án sơ thẩm thì các bên tiếp tục khiếu nại phúc thẩm.
Vietjet Air không có chức năng đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã thông tin về chức năng cơ sở điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên cũng như cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, căn cứ quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 1, Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiên trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo quy định tại Điều 24, Nghị định ngày thì “Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
Yêu cầu về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên quy định tại Điều 25, 26 của Nghị định này và Yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Công ty Vietjet đã không cung cấp được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không này.
Tài liệu bị đơn (Vietjet) cung cấp là Giấy chứng nhận phê chuẩn số 00003-ATO ngày 10/10/2017 của Cục Hàng không Việt Nam có nội dung chứng nhận Trung tâm đào tạo Vietjet đã hoàn toàn đáp ứng các quy định tại Phần 7 và phần 9 của Bộ quy chế an toàn hàng không về cơ sở huấn luyện và được phê chuẩn là tổ chức huấn luyện thực hiện các khoá huấn luyện theo phụ lục đính kèm.
Không phải giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Hội đồng xét xử xác định, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet cũng như Trung tâm đào tạo Vietjet không có chức năng kinh doanh dịch vụ đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không, không thuộc một trong các dạng hình thức và loại hình tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 5, Luật giáo dục Nghề nghiệp năm 2014.
Theo quy định tại Điều 51, Luật giáo dục nghề nghiệp là “Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội; Được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác…”. Tuy nhiên, Công ty VietJet không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Còn tiếp: “Vietjet Air đòi người lao động bồi thường hơn 1,6 tỷ đồng”: Không được toà chấp nhận
Phùng Sơn