Gây ra "bụng bia"
Lượng calo trong bia rất khác với lượng calo trong thức ăn. Bia có nồng độ cồn thấp nhưng lại có hàm lượng calo rất cao. Một cốc bia chứa khoảng 150 calo và khi lượng cồn tăng lên, lượng calo cũng sẽ tăng lên dẫn đến mỡ tích tụ ở bụng. Mỡ tích tụ ở bụng là nguy hiểm và khó giảm nhất.
Nguy hiểm cho tim mạch
Uống nhiều bia rượu sẽ gây tổn thương cơ tim, tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường type 2 và bệnh rung nhĩ.
Tổn thương thận
Bia có tác dụng lợi tiểu, uống nhiều bia rượu có nồng độ cao dễ gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh về thận như: sỏi thận, suy thận,…
Thiếu hụt vitamin
Để chuyển hóa cồn, cơ thể cần chất dinh dưỡng bổ sung như một số vitamin B. Các chất này có trong chế độ uống hàng ngày nhưng nếu uống quá nhiều bia rượu, cơ thể sẽ phải làm việc chăm chỉ để hấp thụ nhu cầu vượt quá mức. Về lâu dài, việc này sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin, rối loạn chức năng bên trong cơ thể.
Ảnh hưởng giấc ngủ
Uống nhiều bia rượu có thể giúp một người ngủ nhanh chóng nhưng không ngon giấc. Điều này dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày, kém tập trung và gây mệt mỏi. Trên thực tế, bia rượu có thể làm rối loạn giấc ngủ và tâm trạng của bạn. Thậm chí, nó có thể gây mất ngủ về đêm do uống quá nhiều đồ có cồn.
Những người tuyệt đối không nên uống bia rượu
Người bị huyết áp cao: Người huyết áp cao nên kiêng bia rượu. Bởi chúng có thể làm tăng thêm huyết áp, dễ gây đột quỵ, đe dọa tính mạng và sức khỏe, gây ra những biến chứng đáng sợ.
Người bị viêm loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong rượu, bia có chứa nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau thắt bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng người bệnh.
Người mắc bệnh gút: Bia rượu, đạm là hai tác nhân lớn khiến bạn dễ mắc bệnh gút. Do đó, nếu cố tình uống nhiều bia, rượu sẽ khiến bệnh nặng thêm lên, đau đớn vô cùng.
Người bị béo phì: Bia chứa rất nhiều calo, uống bia trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện "bụng bia", dẫn đến béo phì. Kết hợp với tác dụng của món ăn, người béo phì không nên uống bia để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Người bị gan nhiễm mỡ: Tương tự như béo phì, người bị gan nhiễm mỡ uống bia, rượu sẽ làm tăng áp lực lên gan. Uống bia sẽ làm tăng gan nhiễm mỡ, dễ dẫn đến xơ gan..., làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe gan. Do đó, những người mắc bệnh gan không nên uống bia.
Người mắc bệnh tăng nhãn áp, cận thị: Lượng mentanol có trong rượu, bia có tác dụng phụ gây hại đến võng mạc, trực tiếp cản trở võng mạc sản sinh sắc tố thị giác, dẫn đến khả năng thích ứng với ánh sáng của mắt bị giảm, về lâu dài có thể gây ra mù lòa. Do đó, những bệnh nhân cận thị, mắc bệnh tăng nhãn áp không nên sử dụng quá nhiều rượu, bia.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối với phụ nữ trong thời kì mang thai, các chất trong bia rượu có thể thông qua cuống rốn vào trong bào thai, làm ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành của thai nhi. Có thể gián tiếp khiến cho thai nhi bị mắc chứng ngộ độc rượu, dễ dẫn đến các hiện tượng như dị dạng, sinh non.
Bia được tạo ra chủ yếu do ủ lên men các nguyên liệu như lúa mạch mà thành, tuy nhiên mạch nha trong đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống nhiều bia, rượu. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì nên uống nhiều bia.
Người bị sỏi thận: Trong thành phần làm bia, rượu có chứa một số chất như kali và các loại muối khoáng, có thể khiến cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không sử dụng rượu bia.
Người đang uống thuốc: Những người đang uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết áp, tiểu đường, thuốc chống đông máu,… nếu uống rượu, bia sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thuốc tuyệt đối kiêng kỵ với rượu, bia
Các thuốc chống viêm không steroid: Khi bạn sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm không steroid, bao gồm cả thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày. Nếu uống thêm rượu có thể làm cho những tác dụng phụ nặng nề hơn. Hay thuốc acetaminophen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gan và nếu uống thêm rượu thì bạn sẽ khiến gan phải đối diện với nguy cơ bị tổn thương do làm việc quá sức.
Thuốc chống trầm cảm: Cũng giống như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt và tình trạng này có thể tăng nặng khi người bệnh uống rượu khiến họ đối diện với nguy cơ chấn thương cao như té ngã hay tai nạn xe hơi. Bên cạnh đó, rượu có thể gây ra hiện tượng lưu trữ và làm bệnh trầm cảm tiềm ẩn tồi tệ hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý một loại thuốc ức chế oxidase chống trầm cảm - có thể gây ra vấn đề về tim và huyết áp cao, thậm chí tử vong khi kết hợp với rượu. Do vậy, nếu bạn dùng loại thuốc này thì nên tránh uống rượu hoàn toàn.
Thuốc kháng sinh: Khi kê đơn thuốc kháng sinh, đặc biệt là metronidazole, tinidazole và trimethoprim - sulfamethoxazole, cephalosporin bác sĩ thường cảnh báo bạn không được uống rượu vì rượu có thể nguy hiểm. Nguyên nhân là do những loại thuốc này có chứa các enzyme có tác dụng với rượu và có thể gây ra đau đầu, đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn tồi tệ hơn so với bình thường.
Khuyến cáo được các bác sĩ đưa ra là không nên uống rượu nếu bạn đang dùng kháng sinh. Nếu muốn, bạn nên uống sau 72 giờ sau liều thuốc cuối cùng hay khi cơ thể được chữa khỏi bệnh vì khi phải dùng kháng sinh là cơ thể bạn đang phải chiến đầu với một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
Aí Mỹ
Link nội dung: https://tv.thoibaovhnt.com.vn/tac-hai-khon-luong-khi-uong-qua-nhieu-bia-a11091.html